Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Quán thân, thọ, tâm, pháp

có nghĩa là nên xem xét rất kỹ lưỡng về toàn thân, về các cảm thọ, về toàn tâm và về các pháp. Nghĩa là theo dõi thân, thọ, tâm, pháp đang hoạt động theo nghiệp lực nhân quả. Nếu sự hoạt động ấy tác động làm khổ các bạn và người khác thì ngăn và diệt, còn sự hoạt động ấy đem lại sự bình an cho các bạn và người khác thì hãy để nó hoạt động, chứ không ngăn diệt.

Đó gọi là tu tập Tứ Niệm Xứ. Tu tập Tứ Niệm Xứ là tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Vậy hãy học và tu tập về các phần trên thân, thọ, tâm và pháp. Quán thân, thọ tâm và pháp là cách tư duy, suy nghĩ về thân, thọ, tâm và pháp.

Ví dụ: - Quán về thân tức là tư duy suy nghĩ về sự vô thường, sự bất tịnh, sự đau khổ của thân. Thân không phải là ngã, là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thân là do nhân quả tạo thành, thân là do tứ đại hòa hợp, thân là ổ bệnh tật, là tai họa, khổ ách, v.

… - Quán về thọ, thọ cũng vô thường, cũng khổ đau, thọ không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta, thọ là do nhân quả mà có, thọ là thọ chứ không có người chịu thọ khổ đau như phần đông người ta tưởng “Có người chịu thọ khổ đau”.

br> - Quán về tâm, tâm vô thường, vô ngã, tâm là khổ đau, tâm không phải là ta, của ta, không phải là bản ngã của ta, tâm là do duyên ngũ uẩn tạo thành, tâm là chủ chốt của hành động nhân quả thiện và ác, tâm ham muốn là khổ, tâm không ham muốn là giải thoát, tâm ác là khổ, tâm thiện là giải thoát.

br> - Quán về pháp, các pháp là vô thường, là khổ, là vô ngã, các pháp không phải là ta, của ta, bản ngã của ta, v.v… Thứ nhất: Quán thân có nghĩa là luôn luôn tỉnh giác trên thân, biết rõ thân có xảy ra những cảm thọ gì, ở đâu, chỗ nào trên thân, nhờ tỉnh giác như vậy nên sử dụng đúng pháp để nhiếp phục những cảm thọ ấy không còn tác động vào thân được nữa.

Thứ hai: quán các cảm thọ có nghĩa là tỉnh giác trên thân biết rõ thân đau bệnh gì, nhức mỏi chỗ nào, nhờ đó nên mới đối trị và nhiếp phục đẩy lui chúng ra khỏi thân bằng phương pháp như lý tác ý và an trú tâm trong thân hành nội hay thân hành ngoại.

Đây là phương pháp làm chủ bệnh trong pháp môn Tứ Niệm Xứ chỉ có Phật giáo mới có mà thôi. Thứ ba: quán tâm có nghĩa là xem rất kỹ về tâm, tâm đang động hay tâm đang tịnh, tâm đang tịnh là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Còn khi nào tâm mất thanh thản, an lạc và vô sự là tâm rơi vào hai trạng thái một là bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, ngoan không; hai là tâm đang phóng dật, phóng niệm. Khi tâm rơi vào hôn trầm, thùy miên vô ký, ngoan không thì hãy nhớ giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh, đừng để vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào và tu tập pháp môn Thân Hành Niệm.

Trong Định Niệm Hơi Thở có hai đề mục phá hôn trầm thùy miên vô ký, đó là “Quán tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô, quán tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra”.Đề mục thứ hai: “Hít vô dài tôi biết tôi hít vô dài, thở ra dài tôi biết tôi thở ra dài”.

Khi vận dụng hơi thở dài tức là hơi thở chậm thì hôn trầm không bén mảng đến thân tâm được. Thứ tư: quán các pháp là xem xét rất kỹ về các pháp đang tác động vào thân tâm, những pháp ấy làm cho thân tâm bất an, thì dùng pháp phòng hộ các căn.

Khi phòng hộ các căn thì các pháp sẽ không xâm chiếm vào thân được. Trong định Niệm Hơi Thở có hai đề mục phòng hộ thân tâm rất tuyệt, đó là: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” và “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”.

Hai đề mục trên đây muốn có kết quả tốt và hiệu nghiệm thì hãy siêng năng tu tập cho chứng đạt được sự an trú vào hơi thở. Pháp môn Tứ Niệm Xứ khi tu tập nên nhớ: Quán Thân thì đừng nghĩ lầm là chỉ có quán thân mà thôi kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; cho nên, nói quán thọ chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán tâm chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp; nói quán pháp chứ kỳ thực là quán bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp.

Gợi ý